Những bệnh không nên uống collagen là câu hỏi được hàng nghìn người quan tâm. Collagen là dưỡng chất quen thuộc, cần thiết cho làn da và sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng có thể tùy tiện uống collagen. Bởi có nhiều bệnh nhân mắc những bệnh không nên uống collagen. Bài viết dưới đây của kiến thức làm đẹp Zema Spa tổng hợp một số loại bệnh mà chuyên gia khuyên rằng không nên dùng collagen.
Nội dung
Những tác động của collagen tới cơ thể?
Khi tìm hiểu về những bệnh không nên uống collagen, bạn cần biết collagen được xem là một loại protein có chức năng tham gia cấu tạo vào rất nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như tóc, móng, da, xương khớp và mạch máu.
Thời gian sẽ khiến cơ thể dần mất đi collagen, mỗi năm bản thân chúng ta sẽ mất đi từ 1% đến 1,5% lượng collagen trong cơ thể bắt đầu từ năm 25 tuổi. Cho đến năm 35 tuổi, nếu như cơ thể không được bổ sung lượng collagen bị mất thì cơ thể sẽ nhanh chóng lão hóa, kém đi sự linh hoạt, bên cạnh đó tóc và móng cũng sẽ dần yếu đi. Những tác động trực tiếp của collagen tới cơ thể như:
Ngăn ngừa lão hóa da và cơ thể
Collagen chiếm phần lớn tới cấu trúc của làn da, có tác dụng trực tiếp giúp duy trì làn da khỏe mạnh săn chắc. Bổ sung collagen cho cơ thể giúp làn da chống lại những dấu hiệu lão hóa. Bên cạnh đó, collagen còn có tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ, điều hòa kinh nguyệt và ngăn ngừa những dấu hiệu về tuổi tác.
Hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho xương, sụn, khớp
Collagen có tác dụng liên kết các cấu trúc xương khớp, mô sụn, tăng cường sự chắc chắn cho xương. Đồng thời, collagen còn hình thành những chất bôi ở khu vực khớp giúp cho các cơ khớp trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn. Nhưng cũng có những bệnh không nên uống collagen để đảm bảo không làm giảm tác dụng của thuốc nếu đang trong quá trình điều trị.
Củng cố lại các mạch máu chạy trong cơ thể
Ngoài việc xây dựng các cấu trúc xương khớp linh hoạt hơn, collagen còn giúp hình thành các cấu trúc mạch máu, mang đến sự dẻo dai hơn cho cơ thể. Khi có mạch máu khỏe mạnh, cơ thể sẽ ngăn ngừa được những bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch hay phổ biến nhất là nhồi máu cơ tim.
Hỗ trợ chăm sóc tóc và móng, tăng cường hiệu quả miễn dịch cơ thể
Collagen tham gia vào những hoạt động của các chất sừng tạo ra tóc và móng, giúp tóc luôn suôn mượt và chắc khỏe, giảm gãy rụng cả tóc và móng. Ngoài ra, collagen còn giúp tăng cường bạch cầu Lympho tác động lên hệ dịch trong cơ thể. Từ đó, giúp chống lại những tác nhân gây hại tới miễn dịch của cơ thể.
Những bệnh mà chuyên gia khuyên không nên uống collagen
Mặc dù bổ sung collagen mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe cho cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, vẫn có thể có những bệnh không nên uống collagen mà bạn cần phải để ý, tránh tình trạng tiền mất tật mang, không những không mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn gây các bệnh tình trở nên nặng hơn. Những bệnh lý đó cụ thể như:
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc tá tràng
Theo nghiên cứu, những bệnh không nên uống collagen trong đó có bệnh liên quan đến dạ dày hoặc tá tràng. Có một số collagen có chiết xuất từ cá, vì thế sản phẩm sẽ để lại ít nhiều mùi tanh từ cá sau quá trình điều chế. Chính vì những mùi tanh này, dễ làm bạn khó chịu có cảm giác buồn nôn, tăng sự co thắt cơ trơn của dạ dày khiến bạn sẽ khó chịu hơn.
Bên cạnh đó, thành phần vitamin C (bản chất nó là acid) thường có trong sản phẩm, làm tăng acid dạ dày làm cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn. Vậy nên, nếu như bạn đang mắc phải bệnh này thì không nên uống collagen trong quá trình điều trị.
Những người đang trong giai đoạn mang thai và đang còn cho con bú
Thực tế, collagen chưa có nghiên cứu nào đưa ra sự đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, vì vậy đây cũng thuộc dạng trong những bệnh không nên uống collagen. Các mẹ hãy nên tránh dùng những loại thực phẩm bổ sung hay collagen trong thời kì này nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Còn nếu như muốn dùng, hãy đến tham khảo những từ vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Người mắc bệnh thận mãn tính
Thận mãn tính chính là một trong những bệnh không nên uống collagen. Khi người mắc bệnh này sử dụng collagen có thể làm tăng áp lực của nội cầu thận và tăng lọc của cầu thận. Việc này gây tổn thương đến những cấu trúc cầu thận, khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên, những bệnh nhân đang mắc phải bệnh thận mãn tính hoặc một số bệnh lý khác có liên quan đến thận thì cần phải cân nhắc kĩ trước khi muốn sử dụng collagen.
Tuy nhiên, điều này không phải nói lên việc collagen có làm hại đến các chức năng của thận bình thường. Nếu như không gặp bất kỳ vấn đề nào ở thận, bạn vẫn có thể sử dụng collagen như bình thường.
Người đang sử dụng những thuốc đặc trị về các bệnh lý khác
Ngoài ra liên quan đến thắc mắc những bệnh không nên uống collagen. Việc tương tác giữa collagen và thuốc đặc trị sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn khác. Collagen có thể làm tăng, giảm hoặc mất đi các tác dụng của thuốc đối với cơ thể, bạn cần nên hạn chế sử dụng collagen trong quá trình điều trị bệnh hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc đặc trị.
Điều này là đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân đang phải dùng thuốc thường xuyên, mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, huyết áp cao, đau thắt ngực và suy tim…Nếu như muốn bổ sung collagen trong quá trình điều trị, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung collagen.
Ngoài ra, phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai cũng không nên dùng các loại collagen. Vì khi dùng collagen chung với thuốc tránh thai có thể khiến cho bạn gặp phải tình trạng mang thai giả, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, mất kinh.
Bên cạnh đó, trong trường hợp bạn đáp ứng tốt được với thuốc tránh thai, bạn có thể uống collagen vào hai buổi khác nhau trong ngày. Nhưng nếu xảy ra bất kỳ những thay đổi nào bất thường, bạn hãy ngưng sử dụng cả hai và tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.
Đối tượng có độ tuổi dưới 20
Trước 20 tuổi là thời kì mà cơ thể của chúng ta đang phát triển hay còn gọi là dậy thì, lượng collagen vào thời điểm đó cũng sẽ sản sinh ra rất nhiều, nếu như cơ thể bổ sung thêm collagen sẽ gây nên hiện tượng bị mất cân bằng collagen, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển cơ thể của chúng ta. Hãy đợi khi cơ thể đã phát triển gần như hoàn toàn, tốt nhất là ở độ tuổi 25 trở lên hãy bổ sung collagen cho cơ thể nhé.
Những người gặp hay phải tình trạng huyết áp thấp thường xuyên
Một trong những bệnh không nên uống collagen trong đó có đối tượng là những người mắc bệnh huyết áp thấp. Collagen còn có tác dụng phụ là khiến cho người dùng dễ gặp phải tình trạng giảm huyết áp. Mặc dù huyết áp sẽ không giảm nhiều đáng kể khi uống collagen, nhưng nếu bạn có tiền sử bệnh huyết áp thấp thì tốt nhất vẫn không nên dùng, bởi khó mà đảm bảo được sự an toàn cho bạn.
Bạn có thể xem thêm: Tất tần tật các cách bổ sung collagen cho da mặt chị em nên biết
Một số tác dụng phụ của collagen mà mọi người cần biết
Ngoài những bệnh không nên uống collagen thì bạn cũng nên quan tâm đến một số tác dụng phụ của collagen mang lại như:
- Tăng canxi: Những sản phẩm collagen sẽ có hàm lượng canxi lớn hơn bình thường. Nếu cơ thể bổ sung collagen thì có thể sẽ gặp phải tình trạng canxi tăng cao.
- Nhạy cảm và kích ứng: Các tác dụng mà thường gặp phải nhất khi sử dụng collagen đó là cơ thể dễ bị nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các thành phần có trong collagen.
- Có vấn đề với vị giác: Có rất nhiều người khi sử dụng collagen gặp vấn đề về vị giác của mình, đặc biệt là những loại collagen được làm từ cá biển.
- Nổi mụn: Khá ít các trường hợp sử dụng collagen bị nổi mụn, nhưng không phải là không có tình trạng này. Trong thành phần của collagen có chứa vitamin C giúp phát huy tác dụng của collagen, nếu dùng thời gian dài cùng với chế độ ăn uống không hợp lý sẽ gây các vấn đề về mụn.
Lời kết
Chúng tôi đã liệt kê những bệnh không nên uống collagen ở bài viết phía trên và một số những thông tin liên quan. Mong rằng, qua bài viết của Zema Spa bạn sẽ hiểu rõ hơn khi bắt đầu sử dụng collagen để bổ sung cho cơ thể.