Nổi mề đay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mề đay là một hiện tượng dễ gặp khi cơ thể gặp phải các điều kiện kích ứng hoặc có một số vấn đề về sức khỏe. Không chỉ là cách cơ thể báo hiệu cho chúng ta biết về tình trạng bất bình thường. Mề đay còn gây ra một số hiện tượng khó chịu như ngứa rát, mẩn đỏ mà càng chạm vào các nốt mề đay chúng càng lớn và lan rộng. Chúng ta có thể tự điều trị một số trường hợp về các thành phần tự nhiên. Cùng đọc ngay bài chia sẻ của Chuyên gia Zema Spa để hiểu rõ về trường hợp nổi mề đay nhé. 

Nổi mề đay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nổi mề đay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Mề đay là tình trạng bùng phát các mụn đỏ nhạt hoặc vết hằn trên da xuất hiện đột ngột.

Sưng thường đi kèm với phát ban được gọi là phù mạch.

Ta có nhiều loại mề đay đi kèm với các nguyên nhân phổ biến. 

Mề đay cấp tính:

Đây là những phát ban kéo dài dưới 6 tuần.

Các nguyên nhân phổ biến nhất là thức ăn, thuốc và nhiễm trùng.

Vết cắn của côn trùng và một vài loại bệnh cũng có thể là nguyên nhân.

Các loại thực phẩm phổ biến nhất gây nổi các nốt mề đay là các loại hạt, sôcôla, cá, cà chua, trứng, quả tươi và sữa.

Thực phẩm tươi gây xuất hiện mề đay thường xuyên hơn thực phẩm nấu chín.

Một số chất phụ gia thực phẩm và chất bảo quản cũng có thể là nguyên nhân.

Mề đay có thể xuất hiện tại nhiều vị trí 
Mề đay có thể xuất hiện tại nhiều vị trí

Các loại thuốc có thể gây nổi mề đay bao gồm aspirin và các thuốc chống viêm khác như ibuprofen, thuốc cao huyết áp (đặc biệt là thuốc ức chế ACE) hoặc thuốc giảm đau như codeine.

Mề đay mãn tính:

Đây là những phát ban kéo dài hơn 6 tuần.

Nguyên nhân thường khó xác định hơn những nguyên nhân gây mề đay cấp tính.

Đối với hầu hết những người bị mề đay mãn tính, khá phức tạp để có thể tìm ra nguyên nhân.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể là bệnh tuyến giáp, viêm gan, nhiễm trùng hoặc ung thư.

Mề đay mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan như phổi, cơ và đường tiêu hóa.

Các triệu chứng bao gồm khó thở, đau nhức cơ, nôn mửa và tiêu chảy.

Mề đay thực thể:

Các vết phát ban này là do có một hoặc vài tác nhân nào đó kích thích da.

Hiện tượng nổi mề đay này thường xuất hiện và biến mất trong thời gian nhắn.

Ví dụ như cảm giác nóng, lạnh, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,áp lực, đổ mồ hôi hoặc tập thể dục.

Hay tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng, dị ứng đến từ thực phẩm, mỹ phẩm…

Nổi các nốt mề đay thường xuất hiện ngay tại nơi da bị kích thích và hiếm khi xuất hiện ở những nơi khác.

Hầu hết các phát ban xuất hiện trong vòng 1 giờ.

Nổi mề đay bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân 
Nổi mề đay bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân

Bệnh da liễu:

Đây là một dạng mề đay vật lý phổ biến, phát ban hình thành sau khi vuốt ve hoặc gãi mạnh vào da.

Các phát ban này cũng có thể xảy ra cùng với các dạng mề đay khác.

Bùng phát phát ban xảy ra khi lượng histamine cao và các chất dẫn truyền hóa học khác được giải phóng vào da.

Điều này gây nổi mề đay và các triệu chứng khác trên bề mặt.

Mức độ cao của histamine khiến các mạch máu ở khu vực bị ảnh hưởng mở ra và bắt đầu rò rỉ.

Chất lỏng tạo thành trong các mô gây sưng tấy và ngứa ngáy.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho da bị nổi mề đay .

Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng với thức ăn, vết côn trùng cắn hoặc động vật
  • Phản ứng với chất gây kích ứng, dị ứng thức ăn, mỹ phẩm
  • Sự thay đổi nhiệt độ, thời tiết
  • Tiếp xúc với ánh nắng quá lâu
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm hoặc cảm lạnh.
  • Chất bảo quản và phụ gia thực phẩm
  • Phản ứng phụ của một số loại thuốc như Aspirin và ibuprofen, một số thuốc huyết áp (thuốc ức chế men chuyển), và codeine là những loại thuốc thường liên quan đến phát ban, mề đay.

Dấu hiệu nhận biết khi nổi mề đay

Triệu chứng đáng chú ý nhất liên quan đến mề đay là các vết hằn và phồng cứng xuất hiện trên da.

Chúng có thể có màu đỏ, nhưng cũng có thể cùng màu với da của bạn.

Chúng có thể nhỏ và tròn, hình nhẫn, hoặc lớn và có hình dạng ngẫu nhiên.

Mề đay gây ngứa và chúng có xu hướng xuất hiện thành từng đợt trên bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể.

Chúng có thể phát triển lớn hơn, thay đổi hình dạng và lan rộng nếu không được khắc phục kịp thời.

Nổi mề đay với nhiều triệu trứng khó chịu
Nổi mề đay với nhiều triệu trứng khó chịu

Nổi mề đay có thể biến mất hoặc xuất hiện lại trong quá trình bùng phát.

Các phát ban riêng lẻ có thể kéo dài từ nửa giờ đến một ngày.

Các nốt mề đay có thể chuyển sang màu trắng khi ấn vào.

Đôi khi chúng có thể thay đổi hình dạng hoặc hình thành cùng nhau và tạo ra một khu vực lớn hơn và nổi lên.

Cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà

Khi bị mọc các nốt mề đay, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp trị mề đay đơn giản tại nhà. 

Chườm đá lạnh vùng nổi mề đay

Chườm đá giúp làn da dịu các cảm giác khó chịu khi có mề đay trên da.

Phương pháp này giúp giảm ngứa và giúp giảm viêm.

Có thể làm xẹp các nốt mề đay và ngăn chặn chúng lan rộng hơn.

Đá lạnh cũng có thể giết chết vi khuẩn và loại trừ một vài tác động gây kích ứng da. 

Chườm đá lạnh vùng nổi mề đay
Chườm đá lạnh vùng nổi mề đay

Bỏ đá vào túi chườm và chườm nhẹ lên vùng da trong khoảng 5-10 phút để làm dịu các dấu hiệu.

Có thể lặp lại nhiều lần đến khi các nốt mề đay bớt ngứa hoặc xẹp dần.

Dùng nha đam trị mề đay 

Nha đam có tính mát, kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu da tốt.

Nó cũng có khả năng ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng của mề đay là làm dịu dần các nốt mề đay sần trên da.

Nha đam còn có thể dưỡng ẩm cho da, do đó nó rất có lợi để điều trị khi da bị nổi mề đay.

Dùng nha đam trị mề đay 
Dùng nha đam trị mề đay

Thoa gel nha đam lỏng lên vùng da bị mề đay và giữ trong 5-10 phút.

Có thể thoa bổ sung khi đã khô và thoa một lớp dày để làm dịu cảm giác rát ngứa.

Chữa dị ứng mề đay bằng lá trầu không

Lá trầu không cũng là loại thực vật có tính kháng viêm cực, sát khuẩn, chống ngứa, giảm sưng rất tốt và có tính mát.

Chúng làm dịu các nốt sần, vết đỏ, giảm ngứa và giảm lan rộng các vùng da bị mề đay. 

Chữa dị ứng mề đay bằng lá trầu không
Chữa dị ứng mề đay bằng lá trầu không

Sử dụng lá trầu tươi ngâm nước muối loãng để loại bớt vi khuẩn.

Rồi đem chúng đi nấu với nước, để nguội rồi thoa lên vùng da bị mề đay.

Hoặc giã lá ra đắp lên vùng da đó giúp làm dịu các nốt mề đay nhanh chóng.

Đắp lên da ngày 1-2 lần trong khoảng 3-5 ngày liên tục, các nốt mề đay sẽ dịu đi nhanh chóng.

Lưu ý khi bị nổi mề đay

Nổi mề đay là một dạng phản ứng của hệ miễn dịch báo hiệu cơ thể đang gặp một vài vấn đề có thể từ bên trong hoặc bên ngoài.

Khi bị mề đay, bạn cần chăm sóc tốt cho cơ thể bằng cách duy trì một thói quen sinh hoạt và chế độ ăn lành mạnh.

Bởi lẽ những yếu tố về nội tiết cũng có thể gây nên nổi các nốt mề đay ở một số trường hợp.

Chế độ ăn hợp lý giúp khắc chế tình trạng mề đay tốt hơn góp phần làm dịu và nhanh khỏi. 

Cần đến gặp bác sĩ nếu bạn bị nổi mề đay nghiêm trọng
Cần đến gặp bác sĩ nếu bạn bị nổi mề đay nghiêm trọng

Bạn cần đến gặp bác sĩ để khám nếu như gặp phải các tình trạng sau khi da bị nổi các nốt mề đay:

  • Các triệu chứng kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Các triệu chứng mề đay nặng hơn theo thời gian 
  • Phát ban gây đau đớn hoặc để lại vết bầm tím
  • Gây khó khăn trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày
  • Một người bị chóng mặt cổ họng hoặc mặt bắt đầu sưng lên
  • Bị tức ngực, khó thở 

Đây có thể là những dấu hiệu nguy hiểm mà hệ miễn dịch đang cố cảnh báo với bạn. 

Việc đảm bảo sức khỏe sẽ là cách tốt nhất giúp cho chúng ta phòng và tránh được hiện tượng nổi mề đay.

Hãy tuân thủ một chế độ ăn và sinh hoạt tốt, lành mạnh và điều độ để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Mang nhiều lợi ích cho cả sức khoẻ và làn da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.