Ánh sáng điện thoại có làm đen da? 3 cách bảo vệ da khi dùng điện thoại

Ánh sáng điện thoại có làm đen da không? Vấn đề này tuy không mới nhưng được nhiều người quan tâm. Bởi điện thoại giờ đây đã trở thành thiết bị thông dụng và thời lượng sử dụng điện thoại của mỗi người mỗi ngày là cực kỳ lớn. Vì vậy việc nhận thức được tác hại của ánh sáng điện thoại với làn da và sức khỏe là điều cực kỳ quan trọng. Cùng Zema Spa tìm hiểu về chủ đề này nhé.

Ánh sáng xanh điện thoại là gì?

Trước khi tìm lời giải đáp cho vấn đề ánh sáng điện thoại có làm đen da không, hãy tìm hiểu về loại ánh sáng này. Ánh sáng xanh điện thoại là loại ánh sáng năng lượng cao có tên gọi là HEV – High Energy Visible. Đây cũng là loại ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử khác như máy tính bảng, laptop…Ánh sáng xanh có bước sóng từ 380nm đến 500 nm và có thể nhìn thấy bằng mắt. Ánh sáng điện thoại có thể mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho da và mắt theo thời gian.

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại
Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại

Tác hại của ánh sáng điện thoại?

Ánh sáng điện thoại có làm đen da không và có làm hại mắt không là những câu hỏi khiến nhiều người phải thắc mắc. Về vấn đề này, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng điện thoại ảnh hưởng trực tiếp đến mắt và da nếu sử dụng điện thoại không kiểm soát. 

Ánh sáng điện thoại có hại cho mắt

Sử dụng điện thoại quá lâu hay thời gian sử dụng điện thoại trong ngày quá nhiều không chỉ khiến mắt bị mỏi, còn làm giảm khả năng cảm thụ của tế bào võng mạc khiến mắt ngày càng mờ đi. Bởi vì lượng ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại phát ra cực kỳ lớn. Sử dụng điện thoại không kiểm soát có thể khiến tế bào võng mạc có thể bị phá hủy và không thể phục hồi lại. 

Dùng điện thoại nhiều mắt có thể bị khô và nhức mỏi
Dùng điện thoại nhiều mắt có thể bị khô và nhức mỏi

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng ánh sáng xanh điện thoại còn dẫn đến bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt. Bên cạnh đó khi tập trung nhìn vào màn hình điện thoại, số lần chớp mắt giảm 10 – 20% so với bình thường. Điều này làm cho mắt bị khô, đỏ mắt, chảy nước mắt và mỏi mắt. 

Ánh sáng điện thoại làm mất ngủ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc để mắt tiếp xúc với ánh sáng xanh trước lúc đi ngủ có tác động khiến não chậm sản xuất melatonin. Melatonin là chất điều tiết nhịp sinh học giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và giúp cơ thể ngủ ngon mỗi đêm. Khi melatonin bị chậm sản xuất có nghĩa cơ thể sẽ dễ bị mất ngủ. 

Qua đây có thể thấy ánh sáng điện thoại có làm đen da không chỉ theo cách trực tiếp mà còn tác động gián tiếp. Bởi ánh sáng điện thoại ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, khi chất lượng giấc ngủ không tốt da sẽ có xu hướng thâm sạm và tối màu. Vì vậy các nhà nghiên cứu đã đưa ra lời khuyên cho tất cả những ai có sử dụng điện thoại rằng trong 1 giờ trước khi đi ngủ, hãy ngưng sử dụng điện thoại. 

Dùng điện thoại trước khi ngủ làm giảm chất lượng của giấc ngủ
Dùng điện thoại trước khi ngủ làm giảm chất lượng của giấc ngủ

Giải đáp ánh sáng điện thoại có làm đen da không?

Theo các bác sĩ da liễu, sử dụng điện thoại quá nhiều khiến da liên tục phải tiếp xúc với ánh sáng xanh. Mà ánh sáng xanh điện thoại lại có khả năng kích thích sự phát triển và gây tăng sắc tố da nên da sẽ bị đen, nám, sạm dần theo thời gian. Càng tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh các tế bào da càng dễ bị tổn thương, mụn trứng cá xuất hiện càng nhiều.

Ngoài ra ánh sáng xanh còn có tác động đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Bởi vì ánh sáng xanh có thể thâm nhập sâu hơn vào da và thúc đẩy quá trình oxy hóa trong da. Đồng thời kích thích sự hình thành của các gốc tự do. Điều này góp phần phá hủy collagen và elastin ở lớp thượng bì da. Kết quả là da xuất hiện nhiều nếp nhăn và mất dần độ đàn hồi tự nhiên. Hệ quả là da không chỉ đen sạm, tàn nhang mà xung quanh mắt còn xuất hiện quầng thâm, bọng mắt. Hơn nữa các nếp nhăn ở vùng cổ cũng sớm hình thành hơn. 

Ánh sáng điện thoại có làm đen da khi thường xuyên dùng điện thoại ban đêm
Ánh sáng điện thoại có làm đen da khi thường xuyên dùng điện thoại ban đêm

Một số biện pháp giảm tác hại của ánh sáng điện thoại?

Ánh sáng điện thoại có làm đen da nên nếu muốn bảo vệ làn da và sức khỏe đôi mắt hãy quan tâm đến cách dùng điện thoại khoa học hơn. Để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của ánh sáng xanh điện thoại, hãy áp dụng ngay các biện pháp dưới đây. 

Lọc ánh sáng xanh trên điện thoại

Với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, ngày này hầu hết các thiết bị điện thoại thông minh đều có chế độ lọc ánh sáng xanh. Tính năng này hỗ trợ và giúp hạn chế ánh sáng xanh tác động lên da và mắt khi sử dụng. Việc giảm thiểu ánh sáng xanh theo cách này mang lại rất nhiều lợi ích, giúp khắc phục được tình trạng mỏi mắt, khô mắt và giảm thiểu bức xạ và lượng ánh sáng xanh chiếu lên da. Do đó, khi sử dụng điện thoại nên điều chỉnh qua chế độ lọc ánh sáng xanh sẽ tốt hơn. 

Để giảm tác động của ánh sáng điện thoại hãy chọn chế độ lọc ánh sáng xanh
Để giảm tác động của ánh sáng điện thoại hãy chọn chế độ lọc ánh sáng xanh

Điều chỉnh ánh sáng điện thoại

Độ sáng màn hình quá cao có nghĩa lượng ánh sáng xanh phát ra cũng nhiều hơn. Vì vậy ánh sáng điện thoại có làm đen da và làm cho mắt nhanh mỏi và khô. Do đó muốn giảm tác hại của ánh sáng điện thoại, hãy giảm độ sáng màn hình xuống mức độ vừa phải. Đồng thời trang bị cho điện thoại một miếng dán giảm tia sáng xanh để bảo vệ đôi mắt và làn da tối ưu hơn. 

Giữ khoảng cách hợp lý giữa mặt và màn hình điện thoại

Rất nhiều người hiện nay có thói quen để điện thoại quá gần mặt với khoảng cách chỉ từ 12 – 15cm. Với khoảng cách này ánh sáng xanh có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến mắt. Đồng thời ánh sáng điện thoại có làm đen da nhanh chóng hơn. Các chuyên gia khuyên rằng phải giữ khoảng cách với màn hình điện thoại khi sử dụng ở mức tối thiếu 30cm trở lên. 

Chú ý khoảng cách giữa mặt và điện thoại không quá gần
Chú ý khoảng cách giữa mặt và điện thoại không quá gần

Do đó hãy tập để điện thoại xa khoảng 30cm để mắt quen dần với cự ly này. Ngoài ra cứ mỗi 20 phút sử dụng, hãy rời màn hình để tập trung ánh nhìn vào một vật ở xa tối thiểu 10 mét. Kết hợp chớp mắt với số lượng lớn từ 10 – 15 lần liên tục để tránh tình trạng mắt bị khô và mỏi. 

Một số lưu ý khi dùng điện thoại giúp ngăn chặn lão hóa da

Ngoài các biện pháp giảm tác hại của ánh sáng xanh ở trên, hãy điều chỉnh thói quen sử dụng điện thoại theo các cách dưới đây. 

Đeo tai nghe hoặc bật loa ngoài khi nói chuyện điện thoại

Ánh sáng điện thoại có làm đen da hay không cũng còn phụ thuộc rất lớn đến cách dùng điện thoại của mỗi người. Do đó hãy chú ý hơn đến cách dùng điện thoại sao cho đúng để hạn chế tác động xấu từ ánh sáng màn hình.

Mỗi khi gọi điện thoại, thay vì mải mê nói chuyện theo cách áp điện thoại vào má, hãy cắm tai nghe hoặc mở loa ngoài (nếu có thể) để nói chuyện. Với cách làm này, bạn có thể yên tâm nghe điện thoại trong thời gian dài mà không sợ ánh sáng điện thoại hưởng xấu tới da mặt.

Khi cần nói chuyện điện thoại, hãy ưu tiên dùng tai nghe
Khi cần nói chuyện điện thoại, hãy ưu tiên dùng tai nghe

Hạn chế khom cổ khi sử dụng điện thoại

Nhiều người chỉ chú ý tới vùng da mặt mà quên mất rằng vùng da ở phần cổ cũng chịu ảnh hưởng từ việc sử dụng điện thoại. Bởi vì ánh sáng điện thoại có làm đen da cổ và khi dùng điện thoại nhiều theo tư thế khom cổ hoặc nghiêng đầu xuống quá lâu có thể khiến da cổ xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ và lão hóa sớm. Do đó khi dùng điện thoại hãy tránh khom cổ hay nghiêng đầu xuống quá lâu. Bên cạnh đó mỗi ngày hãy thoa kem dưỡng da ở vùng cổ trước khi đi ngủ để da ngăn chặn lão hóa cho vùng da này. 

Ánh sáng điện thoại có làm đen da không phụ thuộc vào cách dùng điện thoại
Ánh sáng điện thoại có làm đen da không phụ thuộc vào cách dùng điện thoại

Như vậy ánh sáng điện thoại có làm đen da và tác động tiêu cực đến mắt. Người dùng không nhất thiết bỏ hoàn toàn việc dùng điện thoại nhưng phải giảm bớt thời gian sử dụng để giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh. Và đừng quên áp dụng các biện pháp giảm tác hại của ánh sáng xanh mà kiến thức làm đẹp Zema Spa đã gợi ý ở trên.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.