Mụn cóc không giống như mụn trứng cá nhưng đây là một loại mụn mang lại rất nhiều khó chịu và không ít phiền toái cho người bị. Mụn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, ở cả nam lẫn nữ và ở bất cứ độ tuổi nào. Vậy nguyên nhân là gì ? dấu hiệu của loại mụn này ra sao? Liệu có cách gì khắc phục và điều trị không? Tất cả sẽ được làm rõ trong chia sẻ dưới đây.
Nội dung
1. Nguyên nhân gây ra mụn cóc
Mụn cóc hình thành trên da vốn do virus HPV gây ra. Loại virus này hiện nay được nghiên cứu có hơn 150 chủng khác nhau, nhưng chỉ có một số chủng chất định mới gây ra loại mụn cóc.
Nhiều nghiên cứu có khám phá ra rằng một số chủng virus HPV lây lan qua đường tình dục, do tiếp xúc da kề da hoặc do dùng chung vật dụng cá nhân. Virus HPV thường xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết thương hở trên da. Nhiều trường hợp do thói quen cắn móng tay cũng làm mụn cóc mọc ở đầu các ngón tay và lan rộng ra xung quanh khu vực này.
Thông thường khi virus HPV xâm nhập được vào cơ thể nó sẽ từ từ xâm hại lên da và thường trong vòng từ 2 – 6 tháng mụn sẽ được hình thành. Tuy nhiên không phải ai cũng bị mụn cóc sau khi đã tiếp xúc với virus vì nó còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của cơ thể. Nhưng đa phần những đối tượng sau đây thường sẽ phát triển loại mụn này trên da như:
- Trẻ em và thanh thiếu niên: Vì giai đoạn tuổi này khả năng miễn dịch của cơ thể chưa hoàn chỉnh
- Người có hệ miễn dịch yếu đặc biệt là những người đang bị nhiễm HIV/AIDS hoặc đã trải qua quá trình- cấy ghép nội tạng.
Ngoài mụn cóc bạn còn bị những loại mụn nào? Bạn đã biết cách phân biệt các loại mụn?
2. Dấu hiệu nhận biết mụn cóc
Mụn cóc có khả năng mọc ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng đa phần thì sẽ mọc ở trên bàn tay, ngón tay là nhiều nhất. Chúng thường sẽ mang những đặc điểm rất đặc trưng, cụ thể như sau:
- Mụn thịt, kích thước nhỏ, bề mặt mụn rất sần sùi;
- Bên ngoài mụn có màu da, lâu lâu cũng có trắng, hồng hoặc nâu;
- Mụn khi chạm vào sẽ thấy rất thô, khô và cứng;
- Đôi khi mụn cóc mọc như những đốm đen, bên trong giống như các mạch máu nhỏ bị vón cục.
Tuy nhiên với loại mụn này các bác sĩ cũng có thêm một số các khuyến cáo cụ thể để người bị đi khám kịp thời nếu phát hiện thấy các dấu hiệu sau:
- Nốt mụn gây ra cảm giác đau, kích thước càng ngày càng lớn và màu sắc cũng bị biến đổi theo.
- Đã áp dụng nhiều cách trị và điều trị trong thời gian dài nhưng không thuyên giảm và ngày càng lan rộng hơn
- Mụn bị tái phát lại;
- Mụn khiến cơ thể khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày;
Ngoài ra khi thấy trên da có nhiều mụn cóc thì cũng nên đi khám ngay vì đây có thể là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang gặp vấn đề.
3. Các phương pháp điều trị mụn cóc hiện nay
Thật may là chúng ta có rất nhiều phương pháp để xử lý mụn cóc. Các bạn có thể áp dụng một trong 2 phương pháp gồm phương pháp tự nhiên và phương pháp hiện đại bằng công nghệ. Cụ thể như thế nào thì hãy xem sau đây:
Phương pháp tự nhiên
Trị mụn cóc bằng tỏi
Trong tỏi tươi luôn có chứa các thành phần allicin, sulfur,… có thể giúp ngừa viêm, chống khuẩn và sát trùng trùng rất hiệu quả nên thường được áp dụng cho việc điều trị mụn.Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định tỏi có khả năng gây ức chế, kìm hãm sự hình thành của các chủng virus HPV.
Để trị mụn cóc, bạn có thể dùng tỏi tươi với cách làm như sau:
Chuẩn bị một ít tỏi tươi, lột vỏ, đập dập và đắp lên vùng da có mụn. Nhưng nhớ vệ sinh da sạch sẽ trước khi đắp tỏi để tỏi thấm đều vào da hơn nhé. Khi thấm dưỡng chất từ tỏi các nốt mụn sẽ dần dần bị teo đi hiệu quả. Phương pháp đắp tỏi này chỉ cần đắp lên mụn trong khoảng 4-5 tiếng, mỗi 1 tiếng lại bạn nên thay 1 lớp tỏi mới. Thực hiện 3-4 lần mỗi tuần mụn sẽ dần mất hẳn.
Nhưng nếu trên da đang có vết thương hở thì không nên đắp tỏi ngay vì khi đắp sẽ khiến virus dễ lan sang vùng da xung quanh. Đồng thời tỏi cũng dễ gây rát cho vết thương hở.
Lá Tía tô
Nhiều người sau khi sử dụng lá tía tô liên tục trong vài tuần đã thấy mụn se lại và teo dần. Nhưng với cách này mọi người cũng đòi hỏi phải dành nhiều thời gian thực hiện thì mới phát huy tác dụng.
Cách dùng lá tía tô trị mụn cóc như sau: Chuẩn bị một lượng lá tía tô vừa đủ đem rửa sạch và dã nhuyễn vắt lấy nước cốt. Dùng nước tía tô thoa lên mụn. Khi lớp nước này khô thì thoa lên lớp khác, thực hiện vài lần trong một ngày. Thực hiện hằng ngày, mụn từ từ giảm hẳn.
Giấm táo
Giấm táo cũng được xem như là một loại axit (axit axetic), nên giấm có thể tiêu giệt một số vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HPV. Đồng thời nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấm táo có thể làm tăng cường sự hoạt động của hệ thống miễn dịch nên mụn cóc sẽ sớm được loại bỏ.
Các bước trị mụn với giấm táo: Tẩy tế bào chết cho vùng sa mụn và rửa sạch. Ngâm mụn vào nước ấm để mụn mềm ra và lau khô bằng khăn mềm. Lấy bông thấm giấm táo đã pha loãng lên mụn mà quấn gạc y tế lại. Hãy làm cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ để có thể để giấm trên da qua đêm.
Với cách này bạn có thể áp dụng hằng ngày để mụn nhanh hết nhé.
Axit salicylic
Các bạn có thể tới các hiệu thuốc để mua axit salicylic, sản phẩm này rất phổ biến và có nhiều dạng khác nhau bao gồm miếng dán, dung dịch lỏng và dạng mỡ. Với các trường hợp mụn nhẹ, bạn có thể dùng axit salicylic 17% và dùng hàng ngày, dùng liên tục trong một vài tuần.
Để axit salicylic có thể thẩm thấu nhanh và phát huy công dụng tốt thì trước khi bôi lên da bạn nên ngâm mụn cóc trong nước ấm khoảng 3-5 phút sau đó tẩy tế bào chết cho vùng da có mụn. Nhưng các bạn cũng cần lưu ý khi dùng loại axit này các bạn phải theo dõi biểu hiện trên da của mình, nếu bị kích ứng thì cần giảm tần suất điều trị mụn xuống. Riêng đối với chị em nào đang trong thời kỳ mang thai thì nên dùng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Nước nóng
Có lẽ đây là cách đơn giản nhất trong số tất cả các cách. Ngâm mụn cóc trong nước nóng hoặc chườm nước nóng nếu như mụn mọc ở những vị trí khó ngâm. Nước nóng sẽ giúp làm mềm mụn và làm giảm khả năng sinh tồn của virus đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Bạn cũng có thể thêm vào nước nóng một chút giấm trắng hoặc muối tinh cũng sẽ giúp hiệu quả trị mụn nhanh hơn.
Phương pháp hiện đại
Nếu bạn bị mụn quá nặng và không có nhiều thời gian cho việc điều trị mụn cóc thì hãy điều trị bằng phương pháp laser tại các spa có dịch vụ trị mụn. Cụ thể đây là phương pháp sử dụng tia laser để đốt cháy mụn. Các bước sóng laser sẽ tác động sâu vào bên trong lớp biểu bì da có mụn, giúp phá hủy cồi mụn, loại bỏ vi khuẩn gây mụn.
Thời gian trị mụn bằng laser rất nhanh chóng, hiệu quả sau điều trị rất rõ rệt và không mang đến sự bất tiện nào cho người điều trị. Tuy nhiên các bạn lựa chọn cơ sở điều trị uy tín nhé.
4. Biện pháp phòng ngừa mụn cóc
Để giảm nguy cơ phát sinh mụn trên da các bạn cần thực hiện những điều sau:
- Luôn giữ vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn nếu lỡ tiếp xúc với người bị mụn, đặc
- Không chạm lên các nốt mụn trên cơ thể.
- Không gãi hoặc nặn mụn cóc.
- Đối với các vùng da có mụn nên giữ cho da luôn khô ráo
- Không dùng chung vật dụng cũng như đồ dùng cá nhân với những người khác
- Mang dép nếu phải dùng chung nhà vệ sinh và phòng thay đồ chung
Trên đây là tất cả những thông tin rất cần thiết về mụn cóc mà Zema Spa nghĩ các bạn nên biết. Vì rất có thể chúng ta bị lây mụn và khi phát hiện ra mụn chúng ta luôn có biện pháp để xử lý ngay.
Bài viết thuộc bí quyết trị mụn chuyên mục được các chuyên gia thẩm mỹ làm đẹp tại Zema spa tổng hợp chia sẻ lại cho các chị em tham khảo. Để được tư vấn điều trị mụn tốt nhất chị em liên hệ hotline *8686 để được hỗ trợ tư vấn chăm sóc điều trị tốt hơn nhé!